Thành phần
Hoạt chất: Levofloxacin 500mg.
Tá dược: Vừa đủ.
Chỉ định
Seonocin được dùng cho bệnh nhân là người lớn bị nhiễm trùng nhẹ và trung bình do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra:
Bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính.
Bệnh nhân bị viêm phổi cộng đồng.
Bệnh nhân bị các đợt kịch phát cấp do viêm phế quản mạn.
Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu không có biến chứng.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
Bệnh nhân nhiễm trùng mô mềm và da.
Dược lực học
Levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn thông qua cơ chế ức chế hoạt động của 2 loại enzyme chính có trong vi khuẩn là topoisomerase IV và DNA gyrase.
Hai loại enzym này có chức năng quan trọng riêng cho sự sống của vi khuẩn. Vì vậy việc ức chế 2 loại enzym này của Levofloxacin giúp nó ngăn chặn quá trình sao chép DNA của vi khuẩn nhờ đó quá trình phân chia tế bào bị ngăn chặn và gây chết tế bào vi khuẩn.
Levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn trên một số loại vi khuẩn gram âm hiếu khí, vi khuẩn gram dương, Chlamydia và Legionella, một số loài vi khuẩn kỵ khí.
Thông thường không có sự đề kháng chéo giữa các loại kháng khuẩn khác với levofloxacin.
Dược động học
Hấp thu
Levofloxacin được hấp thu nhanh sau khi uống với sinh khả dụng lên tới 100% và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 1-2 giờ. Thức ăn không làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu Levofloxacin.
Phân bố
Levofloxacin có khả năng liên kết với protein huyết thanh khoảng 30-40% và đạt trạng thái ổn định sau 3 ngày.
Levofloxacin có khả năng thâm nhập tốt vào mô phổi, mô xương, nhưng vào dịch não tủy kém.
Chuyển hóa
Levofloxacin bị chuyển hóa rất ít, các chất chuyển hóa của Levofloxacin chỉ chiếm < 5%.
Thải trừ
Levofloxacin được thải trừ tương đối chậm với thời gian bán thải khoảng 6-8 giờ và bài tiết chủ yếu qua thận khoảng > 85%.
Với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận thì thời gian bán thải có thể lên tới 27 giờ.
Liều dùng
Bệnh nhân bị viêm xoang cấp tính: 1 viên/lần/ngày, uống trong 10-14 ngày.
Bệnh nhân bị viêm phổi cộng đồng: 1 viên/lần x 1-2 lần//ngày, trong 7-14 ngày.
Bệnh nhân bị các đợt kịch phát cấp do viêm phế quản mạn: ½ – 1 viên/lần/ngày, trong 7-10 ngày.
Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu không có biến chứng: ½ viên/lần/ngày, uống trong 3 ngày.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính: 1 viên/lần/ngày, uống trong 28 ngày.
Bệnh nhân nhiễm trùng mô mềm và da: ½ viên/lần/ngày hay 1 viên/lần x 1-2 lần/ngày trong 7-14 ngày.
Cách dùng
Thuốc Seonocin 500 dùng theo đường uống.
Uống thuốc trước hay sau ăn đều được vì thức ăn không làm ảnh hưởng tới sự hấp thu Seonocin.
Làm gì khi dùng quá liều
Biểu hiện: Nhầm lẫn, suy giảm nhận thức, hoa mắt, co giật kiểu động kinh, phản ứng dạ dày-ruột, tăng khoảng QT, buồn nôn, ăn mòn niêm mạc.
Xử trí: Điều trị triệu chứng, cho bệnh nhân theo dõi điện tâm đồ. Các thuốc kháng acid có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Làm gì khi quên liều
Nếu bạn quên liều Seonocin thì cần dùng ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.
Tương tác thuốc
Sự hấp thu của levofloxacin giảm đáng kể khi dùng chung với các muối sắt, muối kẽm, thuốc antacid và polyvitamin.
Thuốc Seonocin có thể tăng cường tác dụng hạ đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường.
Levofloxacin hiếm khi gây ra tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như run cơ, vận động không tự chủ, lo lắng, trầm cảm, co giật nhưng khi kết hợp với các thuốc NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ đó.
Tác dụng phụ
Nhiễm trùng, kí sinh trùng: Nhiễm nấm.
Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, tiểu cầu giảm, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính.
Chuyển hóa: Hạ đường huyết, chán ăn.
Tâm thần: Căng thẳng, mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhầm lẫn, lo lắng, trầm cảm, lo âu.
Thần kinh: Buồn ngủ, hoa mắt, nhức đầu, run, co giật, dị cảm.
Tai: Suy giảm thị lực.
Cơ xương: Đau khớp, đau cơ, rối loạn gân gôm viêm gân.
Tiêu hóa: Nôn, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
Gan mật: Tăng GGT, ALT, AST.
Chống chỉ định
Các đối tượng sau vui lòng không sử dụng thuốc Seonocin:
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với levofloxacin, kháng sinh thuộc nhóm quinolon và các thành phần tá dược khác có trong thuốc.
Người mắc bệnh động kinh.
Trẻ nhỏ hoặc trẻ đang trong giai đoạn dậy thì dưới 18 tuổi.
Bệnh nhân từng bị viêm gân liên quan đến việc dùng fluoroquinolon.
Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi dùng Seonocin cho bệnh nhân có tiền sử bị co giật.
Trong quá trình dùng Seonocin, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy thậm chí tiêu chảy nặng và dai dẳng có hoặc không kèm theo máu ngay cả sau khi ngưng dùng Seonocin, vì vậy nếu bệnh nhân nghi bị viêm đại tràng giả mạc thì nên ngưng dùng Seonocin.
Khi dùng Seonocin bệnh nhân có thể bị viêm gân đôi khi là đứt gân trong vòng 48 giờ dùng Seonocin, đặc biệt đối tượng bệnh nhân là người lớn tuổi dễ bị viêm gân hơn.
Nếu bệnh nhân bị viêm gân thì cần ngừng dùng Seonocin ngay và để cho gân bị tổn thương bị bệnh nhân được nghỉ ngơi.
Nguy cơ đứt gân bị tăng khi dùng chung Seonocin với corticosteroid.
Điều chỉnh liều dùng Seonocin cho bệnh nhân suy thận.
Bệnh nhân khi dùng Seonocin không nên phơi nhiễm với ánh sáng, ánh nắng chói, tia cực tím một cách không cần thiết vì thuốc có thể gây tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Dùng Seonocin kéo dài có thể làm tăng sự phát triển của các vi sinh vật kháng thuốc.
Nếu bệnh nhân bị tình trạng bội nhiễm thì nên có các biện pháp thích hợp.
Xem xét kỹ lưỡng trước khi dùng Seonocin cho bệnh nhân thiếu hoạt tính enzym G6PD hay bệnh nhân bị dễ gặp phản ứng tan huyết.
Lái xe và vận hành máy móc
Seonocin có thể gây ù tai, chóng mặt, rối loạn thị giác, buồn ngủ gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Chống chỉ định dùng Seonocin cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Chống chỉ định dùng Seonocin cho phụ nữ cho con bú.
Bảo quản
Để Seonocin tránh xa tầm tay trẻ em, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30°C và nơi thoáng mát.