Thành phần
Hoạt chất:
Oxetacain (oxethazain) 20mg.
Nhôm hydroxyd (dưới dạng gel khô) 582mg.
Magnesi hydroxyd 196mg.
Tá dược: Natri carboxymethyl cellulose, dispersible cellulose, sorbitol 70%, sucrose, acid citric, mùi cam bột, natri benzoat, acid benzoic, propylen glycol và nước tinh khiết vừa đủ 1 gói 10ml.
Chỉ định
Làm giảm triệu chứng trong các trường hợp ăn không tiêu, ợ nóng, đau bụng liên quan đến loét đường tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm thực quản.
Thuốc đặc biệt làm giảm hữu hiệu các triệu chứng của cơn kích ứng thực quản cho các bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng acid đơn thuần.
Dược lực học
Oxethazain:
Là một chất gây tê cục bộ, có tác dụng gây tê mạnh hơn và kéo dài hơn cocain hydroclorid hoặc lidocain hydroclorid khi sử dụng trên các niêm mạc. Do đặc tính hấp phụ của gel nhôm hydroxid mà tác dụng gây tê tại chỗ của oxethazain được kéo dài.
Các thử nghiệm trên invitro cho thấy oxethazaine có tác dụng làm giảm co thắt trên cơ trơn. Tác dụng giảm co thắt của oxethazaine có được là do nó đối kháng với tác dụng của serotonin trên cơ trơn.
Gel nhôm hydroxyd khô:
Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dịch dạ dày. Nhôm hydroxyd làm tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid nhóm calci và magnesi. Sự tăng pH dịch vị do chất kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin; tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Nếu chế độ ăn ít phosphat, các thuốc kháng acid chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphat và gây chứng giảm phosphat trong máu và chứng giảm phosphat nước tiểu.
Nhôm hydroxyd thường dùng phối hợp với thuốc kháng acid chứa magnesi để giảm táo bón. Gel nhôm – magnesi hydroxyd uống với liều điều trị có khả năng trung hòa được 200mEq acid, dùng 6 – 8 lần mỗi ngày, làm liền vết loét dạ dày tá tràng tương đương với cimetidin.
Magnesi hydroxyd:
Các antacid chứa magnesi là các hợp chất magnesi vô cơ tan trong acid dịch giải phóng ra các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho dịch dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Kết quả là pH dạ dày tăng lên, làm giảm triệu chứng tăng acid. Thuốc cũng làm giảm độ acid trong thực quản và làm giảm tác dụng của enzym pepsin. Tác dụng này đặc biệt quan trọng ở người bệnh loét tiêu hóa. pH tối ưu của hoạt động pepsin là 1.5 – 2.5; do antacid làm tăng pH dạ dày lên trên 4, nên tác dụng phân giải protein của pepsin là thấp nhất. Các magnesi antacid còn có tác dụng nhuận tràng, nên thường được dùng phối hợp với các nhôm antacid để giảm tác dụng gây táo bón của nhôm antacid.
Dược động học
Oxethazain:
Sau khi uống 20mg oxethazain có trong 10ml của Onsmix Suspension, nồng độ đỉnh của oxethazain trong huyết thanh đạt được khoảng 20mg/ml khoảng 1 giờ sau uống. Oxethazain được chuyển hóa sinh học rất nhanh và mạnh, do vậy thời gian bán thải trong huyết thanh của thuốc ngắn, chỉ xấp xỉ khoảng 1 giờ. Dưới 0.1% của oxathazain được phát hiện trong nước tiểu dưới dạng không biến đổi trong vòng 24 giờ. Chất chuyển hóa chính của oxethazain là beta – hydroxy – mephantermin và beta – hydroxy – phentermin. Lượng mephentermin và phentermin xuất hiện trong huyết thanh không có ý nghĩa về mặt dược lý và lượng bài tiết qua nước tiểu của hai chất này tổng cộng trong 24 giờ là không quá 0.1% liều được uống.
Gel nhôm hydroxyd khô:
Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydroclorid dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước. Khoảng 17 – 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. Ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan, kém hấp thu. Nhôm có trong các thuốc kháng acid (trừ nhôm phosphat) phối hợp với phosphat ăn vào tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân.
Magnesi hydroxys:
Magnesi hydroxys phản ứng với acid hydroclorid tạo thành magnesi clorid và nước. Khoảng 15 – 30% lượng magnesi clorid vừa tạo ra được hấp thu và sau đó được thải trừ qua nước tiểu ở người có chức năng thận bình thường. Lượng magnesi hydroxyd còn lại chưa được phản ứng tạo thành magnesi clorid thì có thể được chuyển hóa ở ruột non và được hấp thu không đáng kể.
Liều dùng
Thuốc dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi.
Mỗi lần 1 gói (10ml), 4 lần mỗi ngày.
Uống trước các bữa ăn 15 phút và lúc đi ngủ.
Cách dùng
Uống hỗn dịch nguyên chất không pha loãng, nên nuốt nhanh và tránh ngâm thuốc trong miệng. Nếu cần có thể uống kèm một ngụm nước.
Có thể giảm liều sau khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
Không nên dùng quá liều đề nghị. Nếu các triệu chứng không được cải thiện trong 2 tuần điều trị, thì phải ngưng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Tương tác
Khi phối hợp với các thuốc như tetracyclin, các muối sắt, clorpromazzin, lovodopa, isoniazid, digoxin, một số thuốc kháng-muscarinic, ethambutol, benzodiazepin, ranitidin, phenothiazin, indomethacin, nitrofurantoin, phenytoin, vitamin A, phosphat và fluorid, nên sử dụng cách xa khoảng 1-2 giờ với thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi hydroxyd.
Nồng độ quinidin từ huyết tương có thể bị tăng khi dùng thuốc kháng acid gây kiềm hóa nước tiểu và có thể gây ra ngộ độc.
Phối hợp thuốc kháng acid với polystyren sulfonat có thể làm giảm hiệu của của nhựa khi kết hợp với kali, gây nhiễm kiềm chuyển hóa ở bệnh nhân suy thân và gây tắc ruột.
Nhôm hydroxyd và các muối citrat có thể làm tăng nồng độ nhôm, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp
Nôn nao.
Miệng chát.
Đầy hơi, chướng bụng.
Táo bón.
Tác dụng phụ ít gặp
Thiếu máu.
Suy giảm trí tuệ.
Tăng tủy xương.
Báo với dược sĩ, bác sĩ khi uống Gastsus gặp triệu chứng quá mẫn.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú.
Trẻ em dưới 15 tuổi.
Viêm ruột thừa cấp.
Giảm phosphat huyết.
Suy thận nặng.
Thận trọng khi sử dụng
Cần thận trọng với người suy tim sung huyết, phù, xơ gan, chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón hoặc phân rắn. Với các bệnh nhân bị khó tiêu kéo dài hoặc mạn tính cần phải được xét nghiệm cẩn thận.
Việc sử dụng các thuốc kháng acid có chứa magnesi cho các bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa cần phải được giám sát cẩn thận vì thuốc làm tăng nguy cơ tăng magnesi máu.
Với các bệnh nhân bị suy thận mạn tính, việc dùng thuốc có thể làm tăng nhôm trong máu. Việc dùng kéo dài hoặc liều lớn các thuốc acid có chứa nhôm hydroxyd có thể khiến bệnh nhân bị thiếu phospho máu đặc biệt ở các bệnh nhân có chế độ ăn không đủ phospho. Phải kiểm tra nồng độ phospho máu định kỳ một tháng hoặc hai tháng một lần cho các bệnh nhân bị suy thận mạn tính có sử dụng thuốc kháng acid kéo dài.
Lái xe và vận hành máy móc
Do thuốc có tác dụng không mong muốn gây chóng mặt, lơ mơ nên cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai và cho con bú
Không được sử dụng vì sự an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được nghiên cứu.
Bảo quản
Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C.
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có đơn của bác sĩ, mọi thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo.