Thành phần
Hoạt chất chính: Furosemid 40mg.
Tá dược: Vừa đủ 1 viên.
Chỉ định
Điều trị các chứng phù do tim, gan, thận. Cơn tăng huyết áp, tăng calci huyết.
Dược lực học
Furosemid ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2CL- , ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước.
Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất Sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+- K+- 2Cl – ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Thuốc cũng làm giảm tái hấp thu Na+, Cl– và tăng thải trừ K+ ở ống lượn xa và có thể tác dụng trực tiếp cả trên ống lượn gần. Furosemid không ức chế carbonic anhydrase và không đối kháng với aldosteron. Furosemid làm tăng đào thải Ca2+, Mg2+, hydrogen, amoni, bicarbonat và có thể cả phosphat qua thận. Mất nhiều kali, hydro và clor có thể gây ra kiềm chuyển hóa. Do làm giảm thể tích huyết tương nên có thể gây ra hạ huyết áp nhưng thường chỉ giảm nhẹ.
Dược động học
Hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Sự hấp thu của furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ.
Liều dùng
Điều trị phù:
Người lớn: uống mỗi lần 1 viên, ngày dùng 1 đến 2 lần. Liều có thể tăng dần lên trong trường hợp nặng.
Trẻ em: uống 1-3mg/kg/ngày, tối đa 40mg/ngày.
Điều trị tăng huyết áp: uống mỗi lần 1 viên, ngày dùng 1 đến 2 lần, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác
Điều trị tăng calci huyết: uống mỗi lần 1 viên, ngày dùng 1 đến 3 lần.
Cách dùng
Thuốc dùng theo đường uống.
Làm gì khi dùng quá liều
Chưa có thông tin chính xác.
Làm gì khi quên liều
Chưa có thông tin chính xác.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc sau:
Cephalothin, cephaloridin, glycozid tim, muối lithi, cisplatin, aminoglycosid: Làm tăng độc tính.
Thuốc chống viêm không steroid: Làm giảm tác dụng lợi tiểu.
Corticosteroid: Làm tăng thải ion kali.
Khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin: Huyết áp có thể giảm nặng.
Các thuốc chữa đái tháo đường: Có nguy cơ gây tăng glucose huyết.
Thuốc giãn cơ không khử cực: Làm tăng tác dụng giãn cơ.
Thuốc chống đông: Làm tăng tác dụng chống đông.
Các thuốc hạ huyết áp: Làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều.
Tác dụng phụ
Tuần hoàn: Giảm thể tích máu, hạ huyết áp thế đứng.
Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.
Ít gặp: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
Chống chỉ định
Người có tiền sử mẫn cảm với Furosemid và với các dẫn chất sulfonamid
Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
Thận trọng khi sử dụng
Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu khó.
Lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Furosemid đi qua hàng rào nhau thai vào thai nhi, gây rối loạn nước, chất điện giải và nguy cơ giảm tiểu cầu ở thai nhi. Vì vậy, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc chỉ được dùng khi không có thuốc thay thế, và chỉ với liều thấp nhất trong thời gian ngắn.
Thời kỳ cho con bú
Dùng furosemid trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế tiết sữa. Trường hợp này nên ngừng cho con bú.
Bảo quản
Nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ dưới 30 độ C.