Thành phần
Hoạt chất: Calci carbonat 1250mg tương đương calci hàm lượng 500mg. Cholecalciferol 250IU tương đương vitamin D3 hàm lượng 6.25mcg.
Tá dược: Titan dioxid, bột talc tinh khiết, tinh bột ngô, magnesi stearat, choloroform spirit…
Chỉ định
Điều trị và phòng ngừa tình trạng cơ thể thiếu calci cùng vitamin D3 đối với người lớn ví dụ bệnh loãng xương, phụ nữ đang mang thai hay bà mẹ đang cho con bú.
Dược lực học
Calci là một trong những vi chất cần thiết cho cơ thể, nó xếp thứ 5 nguyên tố có hàm lượng cao nhất trong cơ thể. Chúng tồn tại phần lớn ở trong xương với tỷ lệ chiếm tới khoảng 90% hàm lượng calci mà cơ thể có.
Sự điều hòa khả năng thấm của màng tế bào không thể thiếu vai trò quan trọng của muối calci đối với ion natri + Kali, sự hoàn thiện của niêm mạc cùng tính kết dính của tế bào. Nồng độ calci tỷ lệ nghịch với tính thấm, khi calci có nồng độ tăng thì khả năng thấm giảm xuống và ngược lại. Trong tất cả các dạng calci đưa vào cơ thể thì muối Calci carbonat mang hàm lượng calci cao nhất ước chừng khoảng 40%.
Sự điều hoà nồng độ calci trong huyết thanh thông qua sự phối hợp của bộ ba vitamin D3 + Calcitonin + hormon tuyến cận giáp. Sự có mặt của vitamin D3 góp phần tăng khả năng hấp thu calci từ đó chức năng sinh học chính là duy trì hàm lượng calci cùng phospho trong huyết tương bình thường qua đó khả năng hấp thu các chất khoáng tăng cao lên thông qua khẩu phần ăn tại môi trường ruột non.
Dược động học
Calci: Sinh khả dụng đường uống bị tác động bởi sự có mặt của thức ăn, liều dùng, pH đường ruột. Khả năng hấp thu tối đa từ liều 500mg trở xuống đi cùng với thức ăn. Sau khi được hấp thụ, nó phân phối nhanh chóng trong dịch ngoại bào rồi đi vào các mô xương. 99% sự có mặt của calci trong cường và phần còn lại được chia đều giữa dịch ngoại bào và nội bào. Calci được thải trừ chủ yếu qua phân.
Vitamin D3: Được hấp thu dễ dàng ở ruột nôn khi sự hấp thu chất béo không bị cản trở cùng sự đóng góp vai trò của mật. Khoảng 237L là Vd (Thể tích phân bố trung bình) của cholecalciferol. Sự liên kết với protein huyết tương của cholecalciferol khoảng 50 – 80%. Sự chuyển hoá của cholecalciferol tại gan bởi bởi enzym vitamin D-25-hydroxylase thành Calcifediol (25-hydroxycholecalciferol). Sau đó, calcifediol tại thận với vai trò là chất nền để của 1-alpha-hydroxylase tạo ra dạng vitamin D3 có hoạt tính sinh học là calcitriol. Vitamin D3 cùng các sản phẩm của nó chủ yếu được thải trừ qua mật và phân. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian bán thải của nó là 50 ngày tuy nhiên ở nghiên cứu khác với sản phẩm calcidiol là 15 ngày và Calcitriol là 15 giờ. Độ thanh thải của vitamin D3 được xác định là 2.5L/ngày.
Liều dùng
Liều dùng tham khảo nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng 1 viên Boncium/ lần x 2 lần/ngày.
Bệnh nhân suy gan sử dụng liều dùng thông thường.
Cách dùng
Lấy một cốc nước vừa đủ để nuốt trôi viên Boncium theo liều dùng đã được chỉ định. Sử dụng không được quá 1 tháng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Làm gì khi dùng quá liều
Triệu chứng: cường vitamin D3, rối loạn chuyển hóa calci, tăng phản ứng với một lượng nhỏ vitamin D3 ở trẻ nhỏ, nhiễm độc vitamin D3 khi trẻ em uống liều người lớn, thiểu năng cận giáp hay ưa dùng vitamin D3 mất kiểm soát ở người lớn.
Xử trí: Dừng sử dụng thuốc hay các đường bổ sung calci khác. Uống nhiều nước, có thể truyền dịch, duy trì chế độ ăn có ít calci. Cần thiết sử dụng thuốc tăng thải calci như lợi tiểu, corticosteroid furosemid,… nhằm giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Ngoài ra, sử dụng phương pháp thẩm tách màng bụng hoặc lọc máu thận nhân tạo để thải calci.
Làm gì khi quên liều
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tương tác thuốc
Demeclocycline, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, nhóm quinolon, Sắt và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm giảm hấp thu demeclocycline, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, nhóm quinolon, sắt và những chất khoáng thiết yếu khác.
Các thiazid, clopamid, Ciprofloxacin, chlorthalidone, thuốc chống co giật.
Ức chế thải trừ calci qua thận
Glucocorticoid, phenytoin: làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hoá. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci vì tạo thành những phức hợp khó hấp thu.
Các glycosid: Calci làm tăng độc tính của các glycosid trợ tim vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na” – K” – ATPase của glycosid trợ tim.
Dầu khoáng: Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D3ở ruột.
Cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid: Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D3 ở ruột.
Phenobarbital và/ hoặc phenytoin: Không nên dùng đồng thời vitamin D3 với phenobarbital và/ hoặc phenytoin vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25-hydroxy-colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hoá vitamin D3 thành những chất không có hoạt tính.
Thuốc lợi niệu thiazid: Điều trị đồng thời vitamin D3 với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn tới tăng calci huyết.
Corticosteroid: Không nên dùng đồng thời với corticosteroid vì nó làm cản trở tác dụng của vitamin D3.
Tác dụng phụ
Thường gặp (ADR > 1/100)
Thần kinh: Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt.
Khác: Ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích.
Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)
Niệu – sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).
Khác: Sổ mũi, ngứa, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển cơ thể ở trẻ em, sút cân, thiếu máu, viêm kết mạc vôi hóa, sợ ánh sáng, vôi hóa nhiều nơi, viêm tụy, vôi hóa mạch nói chung, cơn co giật.
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Chuyển hóa: Có thể tăng calci niệu, phosphat niệu, Albumin niệu, nitơ urê huyết, cholesterol huyệt thanh, nồng độ AST (SGOT) và ALT (SGPT). Giảm nồng độ men phosphatase kiềm trong huyết thanh.
Khác: Loạn tâm thần rõ, rối loạn điện giải trong huyết thanh cùng với nhiễm toan nhẹ.
Rối loạn tiêu hóa.
Chống chỉ định
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong công thức của thuốc.
Người bị bệnh thận như sỏi thận, suy thận, tăng calci niệu.
Nhiễm độc Vitamin D.
Tăng calci huyết và cường giáp.
Thận trọng khi sử dụng
Kháng sinh Ceftriaxone tuyệt đối không được sử dụng cùng với Boncium.
Bệnh nhân có vấn đề về tim, suy thận hay bệnh sarcoidosid cần thận trọng khi uống các sản phẩm chứa muối calci.
Digoxin nghiêm cấm dùng chung chế phẩm chứa thành phần calci.
Người dễ bị sỏi thận hay tăng calci huyết không nên uống thuốc này.
Khi sử dụng lâu dài cần theo dõi calci máu + calci niệu cùng chức năng thận. Nguy cơ tăng calci huyết với người bị loãng xương thể bất động.
Không sử dụng cùng chế phẩm khác có cùng thành phần calci và vitamin D3.
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng.
Thời kỳ mang thai
Thuốc khuyến cáo dành cho đối tượng này. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không được quá liều khuyến cáo vì đã ghi nhận một số biến chứng như bệnh thận, hẹp van động mạch chủ, tâm thần chậm phát triển và/hoặc cơ thể phát triển chậm khi có tăng calci máu kéo dài ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do mẹ đã bị tăng calci máu thời kỳ mang thai đồng thời làm giảm nồng độ hormon cận giáp dẫn đến hạ calci máu, co giật và động kinh ở trẻ sơ sinh. Vitamin D3 trong chế độ ăn cung cấp không đủ hay tỷ lệ tiếp xúc với bức xạ tử ngoại ít cần cung cấp vitamin D3 tới liều RDA ở thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Thận trọng vì vitamin D3 đi vào sữa mẹ nên chỉ cung cấp qua chế độ ăn hoặc bổ sung liều nhỏ hơn liều RDA cho phụ nữ đang cho con bú nếu khẩu phần ăn không đủ vitamin D3 hay tỷ lệ tiếp xúc với bức xạ tử ngoại ít.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.